Văn hóa Nhật Bản qua trang phục Kimono
Tin tức

Văn hóa Nhật Bản qua trang phục Kimono

Với Việt Nam thì trang phục áo dài được xem là biểu tượng truyền thống của đất nước. Đối với Nhật Bản, bộ trang phục Kimono đầy dịu dàng nhưng mang đậm chất văn hóa của người Nhật Bản. Nó không chỉ tôn vinh nét đẹp của người phụ nữ Nhật mà còn thể hiện rõ nét đặc trưng trong văn hóa của xứ hoa anh đào.

Kimono, ban đầu có nghĩa là những thứ đơn giản để mặc đồ, giờ đây được sử dụng để mô tả các sản phẩm may mặc truyền thống của Nhật Bản. Có một số phong cách hơi khác nhau cho nam giới và phụ nữ, với sự thay đổi về hình thức, màu sắc và hoa văn. Vì kimono của phụ nữ có xu hướng hướng tới các thiết kế trang trí sáng sủa hơn và nhiều hơn, chúng đã được coi là một tác phẩm nghệ thuật, cả ở Nhật Bản và trên toàn thế giới. Theo truyền thống làm bằng lụa, kimono là những món đồ quý giá thường được truyền qua người thân và dành riêng cho những dịp đặc biệt. Ngày nay, có thể tìm thấy chúng trong các vật liệu khác như polyester, ít tốn kém hơn và dễ chăm sóc hơn.

Kimono-trang-phuc-truyen-thong-cua-dat-nuoc-mat-troi-moc
Kimono – trang phục truyền thống của đất nước mặt trời mọc

Kimono thường được chia thành từng loại theo lứa tuổi, theo tầng lớp xã hội, theo mùa khác nhau, tùy theo từng hoàn cảnh mà nó được mặc như thế nào cho phù hợp.

Lịch sử của Kimono

Kimono đã trở thành quốc phục của Nhật Bản trong hàng ngàn năm qua. Để có được một bộ quốc phục hoàn chỉnh và xinh đẹp thì đó là cả một sự thăng trầm qua từng thời kì khác nhau. Từng thời kì có một sự biến đổi để phù hợp với văn hóa của thời đó.

  • Kimono thời kỳ Heian (794-1185): Đây là thời kì mà bộ Kimono có nhiều màu sắc khác nhau và chia ra thành nhiều lớp áo. Những người dân bình thường chỉ được mặc bộ Kimono với 12 lớp áo, trong khi giới hoàng tộc mặc những bộ Kimono có đến 16 lớp áo.
  •  Kimono thời Kamakura (1192-1333): Bước vào giai đoạn này thì nền kinh tết của Nhật Bản phụ thuộc vào quân sự, quyền hành rơi vào các shogun. Vì vậy những bộ Kimono cầu kì đã được tối giản đi bằng những bộ Kimono ngắn tay, đơn giản.
  •  Kimono thời Edo (1603-1868): Thời kì nào do có sự du nhập của văn hóa phương Tây nên người dân thường mặc những bộ đồ âu phục. Do đó mặc Kimono hàng ngày đã không còn nữa. Nhưng vào thời kì này đã cho ra đời thắt lưng Obi – đây được xem là điểm nhấn trong bộ trang phục Kimono. Chiếc thắt lưng Obi không chỉ giúp tạo sự gọn gàng, mà còn có tác dụng trang trí, mang tính thẩm mỹ rất cao, tôn thêm dáng vẻ của bộ trang phục cũng như người mặc nó.
  • Kimono thời Meiji (1868- 1912): Vào thời kì này, người phụ nữ đã bắt đầu đi làm và bận rộn với công việc. Do vậy trang phục Kimono cần phải gọn gàng, linh động cho công việc.
  • Kimono thời Showa (1926-1989): Đây là giai đoạn kinh tế Nhật được phục hồi sau chiến tranh thế giới thứ 2. Khi mà kinh tế được khôi phục thì những bộ Kimono ngày càng được ưa chuộng. Mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng của thời trang phương Tây, song Kimono vẫn giữ được nguyên vẹn hình dáng ban đầu và bớt kiểu cách, chi tiết rườm rà cũng được bỏ đi.

Nguyên tắc mặc Kimono

Cấu tạo của kimono: Kimono gồm có 4 mảnh chính khác nhau, hai mảnh làm nên thân áo, hai mảnh làm thành tay áo. Các mảnh nhỏ còn lại làm nên cổ áo và miếng lót hẹp. Kimono thường được thiết kế theo phong cách tự do, vải được nhuộm màu toàn bộ bề mặt hoặc dọc theo đường viền. Trước đây người ta thường mặc Kimono thành nhiều lớp áo màu sắc khác nhau, nhưng đến thời điểm hiện tại để đơn giản hơn thì chỉ mặc một lớp áo lót bên trong và phủ bên ngoài lớp áo Kimono.

Tuan-thu-nguyen-tac-khi-mac-Kimono
Tuân thủ nguyên tắc khi mặc Kimono

Kimono có thể được trang trí bằng các hoa văn thêu hoặc nhuộm. Có hai cách tạo màu sắc, hoa văn cho Kimono. Thứ nhất là sử dụng vải Tsumugi dệt từ những sợi nhuộm màu khác nhau và Tsumugi Kimono khi may xong sẽ có luôn cả màu sắc lẫn hoa văn. Thứ hai là Kimono may từ vải trắng với tên gọi là Iromuji Kimono, sau đó mới đem vải trắng đi nhuộm và vẽ hoặc thêu họa tiết lên trên.

Tuân thủ nguyên tắc khi mặc Kimono:

Mặc Kimono khá công phu và phức tạp, tuân theo những quy tắc riêng. Kimono phải quấn từ bên phải vào trước rồi mới đến bên trái và chỉ quấn ngược lại khi đi dự tang lễ. Việc mặc Kimono phải tuân theo theo mùa, theo lứa tuổi mà có cách mặc khác nhau. Và việc làm thế nào để khi mặc Kimono di chuyển để không bị nhăn. Điều này làm cho những người phụ nữ ở Nhật hiện đại cảm thấy không thoải mái khi mặc Kimono.

Mặc Kimono cũng cần phải học những nguyên tắc trước sau, trái phải, phụ kiện đi kèm, rất nhiều đúng không nào? Để mặc một bộ đồ Kimono chính thống hoàn chỉnh thì có thể cần tới 2 tiếng đồng hồ để mặc 3 lượt áo Kimono, thắt 7 lần và đeo 2 dải dây lưng Obi, cài trâm, bới tóc… Một dải dây lưng Obi dài đến 4,2 mét, rộng 30 cm và có hơn 100 kiểu thắt dây lưng Obi được quấn sát vào người mặc. Mặc bộ Kimono hoàn chỉnh thì cân nặng của bạn sẽ tăng lên 7-10kg đấy nhé. Đây quả thật là một cực hình với bất kì những ai mặc Kimono chứ không chỉ riêng gì phụ nữ Nhật Bản.

Trang-phuc-Kimono-la-mot-cuc-hinh-doi-voi-phu-nu-nhat-ban
Trang phục Kimono là một cực hình đối với phụ nữ Nhật

Quan trọng hơn hết, giá thành của một bộ Kimono quả thực không hề thấp. Kimono phải đặt may ở cửa tiệm chuyên may Kimono với giá thành gần xấp xỉ 10.000 USD và nếu bao gồm cả lót, thắt lưng Obi, vớ, dép và các phụ kiện, có thể vượt quá 20.000 USD, trong đó Obi đã chiếm đến vài ngàn USD. Một chi phí khá là đắt đỏ trong thời hiện đại.  Nếu được một lần sang du lịch Nhật Bản, bạn hãy thử một lần khoác trên mình bộ đồ “nghìn đô” này nhé.

Để biết thêm thông tin về xin visa Nhật Bản, vui lòng liên hệ 1900 6859.

  • Địa chỉ: Tokyo 151-0062, Shibuya-ku, Motoyoyogi-cho 50-11
  • Điện thoại: +81-3-34663311/13
  • Fax: +81-3-34667652/12

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *